Sấu được chế biến bữa ăn hằng ngày, các món nước giải khát, quả sấu còn là vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả sấu lúc xanh có vị chua hơi chát, khi quả chín có vị chua, ngọt, tính mát, có công năng kiện vị sinh tân, tiêu thực chỉ khát, chỉ ho, tiêu đờm, sử dụng trị nhiều bệnh chứng như nhiệt miệng khô khát, ngứa cổ, đau họng, nôn do thai nghén, say rượu, nổi mẩn, sưng, lở ngứa…
Theo tài liệu Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam cho biết 100g sấu (tính phần ăn được) có các thành phần dinh dưỡng chính sau:
- Nước: 94,7g
- Năng lượng: 38 Kcal
- Protein: 1,3 g
- Carbohydrate: 8,2 g
- Chất xơ: 2,7 g
- Photpho: 44 mg
- Canxi: 135
- Vitamin C: 3 mg
Cách chọn, bảo quản sấu ăn cả năm
Mùa sấu chỉ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Mùa sấu non bắt đầu từ đầu tháng 5 dương lịch. Khoảng tầm cuối tháng sau, đầu tháng 7, sấu bắt đầu chín bánh tẻ. Đây là thời điểm sấu ngon nhất để cất trữ, bảo quản sử dụng lâu dài cho cả năm.
Chọn sấu tươi mới hái: Sấu tươi ngon là những quả sấu mới được hái, phần cuống còn nguyên nhựa, quả có màu xanh tươi, không bị thâm.
Nên chọn sấu quả bánh tẻ vừa già tới, màu xanh thẫm, cùi dày, vỏ hơi sần. Không nên chọn những quả thâm, bị dập nát hoặc không nên chọn quả sấu non. Quả sấu non (có vỏ xanh nhạt, hạt mềm) hoặc không nên chọn quả sấu quá già (hạt to, thịt sấu mỏng).
Nên cạo sạch vỏ sấu trước khi cho vào ngăn đá tủ lạnh bảo quản. Nếu sấu không cạo vỏ thì khi cho thẳng vào nấu canh sẽ có vị chát của vỏ. Không nên để sấu trong ngăn đá rồi sau đem rã đông mới cạo vỏ thì sấu nhũn, khó làm. Nếu ngại gọt vỏ, bạn có thể tìm đến hàng chuyên cạo vỏ sấu rất nhanh và đều nhau.
Sau khi gọt vỏ và rửa sạch, để ráo nước, chia sấu ra làm nhiều túi nhỏ vừa với một lần nấu và cho vào ngăn đá tủ lạnh. Với cách bảo quản này, sấu sẽ vẫn tươi ngon trong một thời gian khá dài.
5 reviews for Quả sấu
There are no reviews yet.